Quên mật khẩu
Tạo tài khoản
Logo chophuquochanoi.vn
Nội quy diễn đàn
Thảo luận tại “Quy định và hướng dẫn tham gia diễn đàn” bởi mcneil, 22.07.2012
Trạng thái chủ đề: Thảo luận
Nam nam gachoi123 Role: user
Tham gia ngày: 08.04.2016
Ngày gửi: 25.04.2016 (09:33)
Bài gửi: 3
Xem: 2,455

Bạn thích bài viết này?

Bạn muốn quảng cáo bài viết này lên Top kết quả tìm kiếm Google? Xem chi tiết dịch vụ seo từ khóa (Aliofiot Ads)

Cách chữa bệnh gà toi ở (tụ huyết trùng) ở gà

Tag: chữa bệnh cho gà

Sau một thời gian nuôi dưỡng gà bạn đang độ trưởng thành nay lại lâm bệnh bạn không biết là bệnh gì ?Bạn cảm thấy lo lắng ?Đừng lo hãy xem các bệnh gà hay mắc phải ở mục chữa bệnh cho gàvà xem gà của bạn bị sao nhé ! Còn bài viết này sẽ hướng dẫn các bạntrị bệnh gà toi .

Bệnh gà toi !

NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN BỆNH GÀ TOI (TỤ HUYẾT TRÙNG):


Bệnh do vi khuẩn Pasteurella multocida, thường xảy ra ở gà từ 3 tháng tuổi trở lên, hiện nay tuổi mắc bệnh thường sớm hơn ở đồng bằng sông Cửu Long. Tất cả các loài gia cầm đều cảm thụ bệnh. Bệnh lây lan qua đường tiêu hóa, hô hấp, vết thương ngoài da, tiếp xúc với gia cầm bệnh.
Vi khuẩn gây bệnh dễ bị diệt bởi thuốc sát trùng, ánh nắng và nhiệt độ cao. Tuy nhiên, chúng có thể tồn tại hàng tháng trong xác gia cầm chết nên cần chú ý xử lý xác gia cầm chết trong thời gian bệnh bộc phát.

TRIỆU CHỨNG BỆNH GÀ TOI (TỤ HUYẾT TRÙNG):

Bệnh thường xảy ra ở đàn gà đang đẻ. Thời gian nung bệnh 1- 2 ngày, có thể kéo dài 4 – 9 ngày.

Thể quá cấp:
Diễn biến nhanh, khó quan sát kịp triệu chứng, chỉ thấy con vật ủ rũ cao độ. Sau đó 1-2 giờ gà chết.

Thể cấp tính:
Đây là thể bệnh phổ biến, con vật sốt cao 42 – 43oC, ủ rũ, bỏ ăn, xù lông, đi chậm, từ mũi, miệng chảy ra chất nhớt, có bọt lẫn máu. Tiêu chảy phân màu nâu. Thở khó, mào và yếm tím bầm.

Thể mãn tính:
Gà gầy còm, mào và tích sưng, thuỷ thủng, hoại tử.
Viêm khớp mãn tính ở đầu gối, viêm phúc mạc mãn tính , ngẹo cổ

BỆNH TÍCH BỆNH GÀ TOI (TỤ HUYẾT TRÙNG):

Thể quá cấp:
Bệnh tích không điển hình chỉ thấy xuất huyết và tụ huyết ở xoang và các phủ tạng.
Thể cấp tính:
Tụ huyết và xuất huyết ở các tổ chức liên kết dưới da và các cơ quan phủ tạng. Bụng chứa nhiều dịch tiết
Thể mãn tính:
Viêm hoại tử mãn tính đường hô hấp và gan. Viêm phúc mạc mãn tính. Ống dẫn trứng sưng màu vàng nhạt, chứa dịch xuất có Fibrin. Viêm khớp, khớp sưng to chứa nhiều dịch màu xám đục.

CHẨN ĐOÁN BỆNH GÀ TOI (TỤ HUYẾT TRÙNG):

Chết đột ngột, tỉ lệ chết cao, tổn thương nhiễm trùng huyết trên gà sau chết.

ĐIỀU TRỊ BỆNH GÀ TOI (TỤ HUYẾT TRÙNG):

– Kháng sinh: Danotryl 2ml/1lít nước uống hoặc Doxtyt fort 1g/1 lít nước uống.

– Kết hợp : Mucostop : 1g/7 kg thể trọng.

PHÒNG NGỪA BỆNH GÀ TOI (TỤ HUYẾT TRÙNG):

– Vaccin.

– Trộn kháng sinh những khi gà có thể bị stress: Neo-Tetrasone: 2g/ lít nước uống hoặc 1g/ kg thức ăn hoặcTerra – Colivet: 100g/250 kg gà hoặc Vime – gavit: 100 g/ 250 kg gà hoặc Vimenro: 100g/250 kg gà.

Bổ sung các vitamin, dưỡng chất để tăng cường sức đề kháng của đàn gia cầm. Dùng một trong các loại thuốc sau :
– Vimix Plus: 1g pha cho 1 lít nước dùng liên tục 3 – 5 ngày.
– Vimekat Plus: 1ml pha cho 1 lít nước dùng liên tục 5 – 7 ngày.
– Vime C Electrolyte: 1g pha cho 1 lít nước dùng liên tục 3 – 5 ngày.
– Aminovit : Gói 100g pha cho 500 lít nước uống.
– Vimeperos: 5g cho 1000 gà con, 500 gà giò, 200 gà đẻ.

Tạo chủ đề mới

Cùng chuyên mục


Thành viên tích cực


Thống kê diễn đàn


Chủ đề: 735
Tin nhắn: 7
Thành viên: 396