Quên mật khẩu
Tạo tài khoản
Logo chophuquochanoi.vn
Nội quy diễn đàn
Thảo luận tại “Quy định và hướng dẫn tham gia diễn đàn” bởi mcneil, 22.07.2012
Trạng thái chủ đề: Thảo luận
Bui Thi Thanh Thuy btthuy Role: user
Tham gia ngày: 15.11.2013
Ngày gửi: 16.05.2017 (14:49)
Bài gửi: 61
Xem: 254,140

Bạn thích bài viết này?

Bạn muốn quảng cáo bài viết này lên Top kết quả tìm kiếm Google? Xem chi tiết dịch vụ seo từ khóa (Aliofiot Ads)

Xử lý nhanh khi mèo bị tiêu chảy

Tiêu chảy là một hội chứng thường gặp ở mèo nhất là mèo con. Bình thường phân mèo hơi nhão, ướt, nếu mèo khỏe mạnh thì không gọi là tiêu chảy. Nếu mèo đi nhiều lần, phân loãng hoặc có nhầy máu, hôi tanh kèm theo các triệu chứng toàn thân khác là những dấu hiệu đặc biệt cần theo dõi.

 

tiêu chảy ở mèo con

 

Khi mèo bị tiêu chảy các bạn cần lưu ý:

- Để mèo được nghỉ ngơi yên tĩnh.

- Dừng tất cả các loai thức ăn trong vòng 12-24 tiếng đồng hồ.

- Không được để mèo bị mất nước, pha nước điện giải Orezol cho mèo uống để bù nước.

- Sau 12-24 tiếng, cho mèo ăn hỗn hợp cơm với thịt ức gà luộc, bỏ xương và da đến khi phân hình thành.

- Nếu do khẩu phần ăn thì cần có biện pháp điều chỉnh khẩu phần ăn cho mèo phù hợp.

- Chia bữa ăn cho mèo thành nhiều phần nhỏ.

- Không cho mèo ăn bơ và các sản phẩm chế biến từ bơ.

- Không cho ăn các thức ăn quá nhiều dầu mỡ.

- Dùng một số loại thuốc trị tiêu chảy cho mèo theo chỉ dẫn của bác sĩ thú y.

- Nếu mèo con mệt mỏi, hôn mê, tiêu chảy không giảm thì cần liên hệ ngay với bác sĩ thú y.

 

Nguyên nhân gây ra bệnh tiêu chảy ở mèo:

Hiện tượng tiêu chảy ở mèo con xảy ra chủ yếu bởi các nguyên nhân sau đây:

- Ăn phải thực phẩm hỏng, ôi thiu...

- Khẩu phần ăn chứa quá nhiều chất béo hoặc chất đạm protein như gan, tim, thịt đỏ nên chúng không tiêu hóa được.

- Do thức ăn không đúng, cho mèo con ăn thức ăn của mèo trưởng thành khiến ruột non của chúng không tiêu hóa được.

- Cho mèo ăn quá no vì mèo con rất háu ăn nên chúng chưa thể kiểm soát được lượng thức ăn cần thiết

- Sau khi tẩy giun mèo cũng có thể gặp phải một số tác dụng phụ của thuốc trong đó có tiêu chảy, nôn mửa

- Do sữa mà cơ thể mèo của bạn không dung nạp lactose.

- Một số trường hợp nguy hiểm hơn như: mèo con có khối u trong người, nhiễm virut, mắc các bênh liên quan đến gan, thận…

- Nếu mèo con bị tiêu chảy kèm theo máu hoặc đau bụng thì cần đến gặp bác sỹ thú y.

Phải tiêm phòng dịch các bệnh truyền nhiễm do virus định kỳ theo tư vấn của bác sỹ thú y. Thông báo khi có hiện tượng tiêu chảy, có lây lan cho Bác sỹ thú y.

Từ những nguyên nhân trên chúng ta có một số cách để chữa chứng tiêu chảy ở mèo như sau:

 

1. Tiêu chảy do rối loạn tiêu hóa

Đột nhiên mèo bị tiêu chảy nhưng vẫn ăn, không mệt mỏi ủ rũ, đầy bụng chỉ không kịp đi đúng vào khay cát... Cần kiểm tra lại thể loại thức ăn, nấm mốc, lượng quá nhiều, đặc biệt là cho mèo con ăn sữa bò... hoặc mèo ăn phải xác súc vật chết thối rữa: chuột, chim, thạch sùng... Trong tình huống này hãy cho mèo ăn thành bữa nhỏ với thức ăn hạt khô hoặc thịt. bữa, uống 1/2 viên Chlorocid 250mg với mèo < 1kg, cả viên mèo trên 1kg. Khi ăn lại kiêng tanh, mỡ và cho ăn ít một.

 

2. Tiêu chảy do ngộ độc

Mèo ăn phải hóa chất độc : xăng dầu, than, chất tẩy rử gia dụng, sà phòng...thuốc diệt côn trùng, ve rận...cây cỏ độc, vật liệu xây dựng: xi-măng, sơn... bị tiêu chảy có kèm theo nôn liên tục để thải trừ chất độc, phân ướt, có máu. Nếu co giật nhiều là rất trầm trọng cần mang tới bác sỹ thú y ngay.

 

3. Tiêu chảy do nhiễm vi khuẩn, giun sán

Đặc biệt mèo non dưới 2 tháng tuổi khả năng nhiễm rất cao gây nôn, tiêu chảy, to bụng, tỷ lệ tử vong tới 40%- 60% nếu không tẩy giun kịp thời. Với mèo không được tiêm phòng dịch hoặc hết thời hạn miễn dịch, có thể mắc các bệnh do virus:

- Bệnh Feline Panleukopenia gây viêm ruột truyền nhiễm hay còn gọi là bệnh "Carre ở mèo" ( Feline Distemper ) tiêu chảy xuất huyết, đặc biệt mèo non chết nhanh và tỷ lệ tử vong cao tới 90%.
- Bệnh Viêm màng bụng truyền nhiễm FIP ( Feline Infectious Peritonitis ) do một chủng Coronavirus gây viêm hệ lâm ba, rối loạn tuần hoàn không cấp đủ dịch nuôi mô bào, mất nước, thiếu máu và tiêu chảy. Suy gan thận, tử vong cao.
- Bệnh Phức hợp virus Leukemia ở mèo Feline Leukemia Virus Disease Complex ( FeLV ) gây sốt, bỏ ăn gày yếu, nôn và tiêu chảy.
- Bệnh Suy giảm miễn dịch (FIV)- Feline Immuodeficiency Infection: Viêm hạc lâm ba, viêm loét da do thiếu máu cục bộ, tiêu chảy do liếm các dịch viêm.

 

4. Tiêu chảy do nhiễm vi khuẩn, nguyên trùng:

Gây viêm ruột cấp tính do vi khuẩn Salmonella, Camphylobacter, E.Coli...Cầu trùng Coccidia, toxoplasma, giardia...

- Bước 1: Quan sát phân của mèo

+ Phân loãng, có giun -> thì chắc chắn mèo đang bị giun nên ra tiệm thú y mua thuốc tẩy giun đặc trị ở chó mèo.

+ Phân loãng, đo đỏ, mùi tanh, són phân -> có thể bị rối loạn tiêu hóa, ăn uống 0 vệ sinh. ị nhiều làm lồi đỏ hậu môn (hay gặp ở mèo con dưới 3 tháng).

+ Trường hợp mèo nôn dịch, co thắt bụng -> nhiễm virut -> bắt buộc phải cho ra bác sĩ thăm khám, 0 được tự chữa.

- Bước 2: Cách chăm sóc với 2 trường hợp phân đầu tiên

+ Bị giun: dọn mèo ra chỗ nắng nhiều, sạch sẽ. Tẩy giun theo chỉ định của thuốc. Bé ị ra giun rồi nhưng ruột còn yếu. Kiêng ăn tanh, cho ăn thịt lợn luộc hoặc giò chả bán sẵn nhai nhuyễn với cơm.

+ Bị rối loạn tiêu hóa: dọn mèo ra chỗ nắng, sạch sẽ, tránh ở trong nhà kín. Phải mua kháng sinh đặc trị tiêu chảy ở mèo màu hồng hồng 15k/lọ. Uống theo chỉ định bác sĩ. Mua men tiêu hóa đặc trị cho mèo bị tiêu chảy 5k/gói ngày chia 2 lần. Uống cách ra khoảng 3 tiếng với kháng sinh.

 

Tạo chủ đề mới

Cùng chuyên mục


Thành viên tích cực


Thống kê diễn đàn


Chủ đề: 735
Tin nhắn: 7
Thành viên: 396