Quên mật khẩu
Tạo tài khoản
Logo chophuquochanoi.vn
Nội quy diễn đàn
Thảo luận tại “Quy định và hướng dẫn tham gia diễn đàn” bởi mcneil, 22.07.2012
Trạng thái chủ đề: Thảo luận
Bui Thi Thanh Thuy btthuy Role: user
Tham gia ngày: 15.11.2013
Ngày gửi: 27.08.2014 (15:45)
Bài gửi: 61
Xem: 840,166

Bạn thích bài viết này?

Bạn muốn quảng cáo bài viết này lên Top kết quả tìm kiếm Google? Xem chi tiết dịch vụ seo từ khóa (Aliofiot Ads)

Các bệnh thường gặp và lịch tiêm phòng cho chó

Phòng ngừa dịch bệnh bằng vaccine là gây miễn dịch chủ động, là phương pháp hiệu quả nhất trong phòng ngừa bệnh tật cho chó mèo.

Tiêm vacxin là cách tốt nhất giúp thú cưng của bạn phòng chống được các bệnh nguy hiểm, bệnh không có thuốc chữa, bệnh truyền nhiễm từ đó tránh được thiệt hại về kinh tế cho bạn cũng như tính mạng của thú cưng.

Việc này phải làm trước khi dịch bệnh tấn công vào cơ thể, khi mắc bệnh rồi thì vaccine xem như vô hiệu. Sau tiêm chủng cơ thể cần có thời gian và được chăm sóc chu đáo về dinh dưỡng, phòng tránh các stress bất lợi thì hiệu quả phòng bệnh mới cao.

 

Các bệnh dịch thường gặp trên chó cần phải tiêm chủng:


1. Bệnh Dại Rabies

Điên cuồng, hung dữ, tấn công, cắn xé làm chết người và các động vật có vú khác. Theo Luật thú y Việt nam, toàn bộ đàn chó mèo nuôi phải được tiêm phòng vaccine Dại hàng năm. Ở một số nước trên thế giới không có bệnh Dại (Free from Rabies) như Anh, New-Zealand, Úc... thì việc quản lý, khống chế bệnh Dại cực kỳ nghiêm ngặt. Tất cả chó mèo hoặc động vật có vú khác nhập cảnh đều phải nhốt riêng tại khu cách ly "Quarantine" trong vòng 6 tháng để theo dõi sau đó mới quyết định nhập cảnh hay không.
Lịch tiêm phòng bệnh dại cho chó nuôi như thế nào?

Chó mẹ được tiêm phòng vắc xin phòng dại đầy đủ hằng năm nên chó con khi sinh ra sẽ nhận kháng thể chống bệnh dại từ mẹ trong vòng 3 tháng đầu. Do đó, khuyến cáo nên tiêm phòng cho chó vào các thời điểm 3 tháng tuổi, 9 tháng tuổi sau đó nhắc lại hàng năm. Phải thường xuyên tẩy giun sán cho chó con và chó trưởng thành trước khi tiêm phòng.

Nếu mang chó con bị bỏ rơi về nhà nuôi, quy trình tiêm phòng cũng giống như ở trên (tại thời điểm 3 tháng tuổi, 9 tháng và nhắc lại hàng năm). Cách khác, lần tiêm phòng đầu tiên có thể tiến hành sớm hơn, vào thời điểm 2 tháng tuổi. Cần áp dụng các biện pháp dự phòng trong 3 tháng tuổi đầu.

Nếu mang chó trưởng thành bị bỏ rơi về nhà nuôi, lần tiêm chủng đầu tiên phải được tiến hành càng sớm càng tốt với sự tư vấn của bác sĩ thú y địa phương.​

2. Bệnh Care

Do virus gây viêm xuất huyết đường tiêu hóa, có khả năng lây nhiễm thông qua đường hô hấp, tiêu hóa. Biểu hiện với triệu chứng lâm sàng như sốt cao, hô hấp khó khăn, viêm dạ dày ruột cấp, tiêu chảy ra máu, nôn mửa, ho khạc kéo dài, động kinh.

3. Bệnh do Pavovirus

Các triệu chứng thường thấy nhất bao gồm nhiễm trùng thứ cấp, mất nước, hôn mê, tiêu chảy, nôn mửa, mất nước nhanh, tiêu ra máu hôi tanh, chết nhanh nhất là chó non. và thậm chí tử vong.

 

4. Bệnh Viêm gan truyền nhiễm

Nôn mửa, tiêu ra máu, đau bụng, co giật


5. Bệnh Lepto

Chó bị nhiễm Leptospirosis do uống nước bị nhiễm nước tiểu bị nhiễm bệnh hoặc tiếp xúc với nước tiểu bị nhiễm bệnh. Xoắn khuẩn Leptospirosa gây nôn mửa, tiêu chảy ra máu, vàng da, có thể lây sang người. Các triệu chứng bao gồm: sốt, nôn mửa, suy nhược, chán ăn, đau nhức và viêm kết mạc. Những triệu chứng sau đó bao gồm giảm nhiệt độ, khát nước, thay đổi màu sắc nước tiểu, vàng da, đi tiểu thường xuyên, mất nước, khó thở, run cơ, nôn mửa và phân có máu.

6. Bệnh Viêm khí quản-phế quản truyền nhiễm

(Parainfluenza - bệnh cúm): Gây viêm khí quản-phế quản, viêm mũi, viêm phổi, ho khan kéo dài, suy kiệt cơ thể rồi kế phát các bệnh dịch khác, rất dễ tử vong với chó non dưới 6 tháng tuổi.
 

7. Bệnh Coronavirus

Canine Coronavirus có thể được lây truyền thông qua phân và nước bọt. Một chú chó sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh 1-5 ngày sẽ xuất hiện các triệu chứng như tiêu chảy, giảm cảm giác thèm ăn và hôn mê. Phân của chú chó thường có chứa chất nhầy hoặc máu và luôn có mùi riêng biệt. 

Một số loại vacxin trên thị trường hiện nay:

Trước đây chó mua về hay được tiêm 1 mũi vacxin 5 bệnh và thường sau 1 tháng sẽ tiêm mũi thứ 2
Nhưng hiện giờ thì đa số mọi người sẽ được khuyên tiêm mũi 7 bệnh

1. Vacxin 5 bệnh phòng các bệnh sau:

- Care virus.

- Parvo virus.

- Viêm gan truyền nhiễm.

- Ho cũi chó.

- Phó cúm.

2. Vacxin 6 bệnh phòng các bệnh:

- 5 bệnh trên và thêm Leptospria

3. Vacxin 7 bệnh phòng các bệnh:

- 6 bệnh của vacxin 6 bệnh và thêm bệnh Coronavirus. Hiện nay 2 loại vacxin được dùng phổ biến là vacxin 5 bệnh và vacxin 7 bệnh.

Các bạn có thể tham khảo:


Vacxin Vanguards Plus 5/CV-L phòng 7 bệnh cho chó

 

vacxin-phong-7-benh-cho.JPG

 

Bao gồm các bệnh:

1. Viêm ruột: cannine Parvovirus nhược độc, ít nhất ...........107.0 TCID50 (*)

2. Sài sốt chó con(carre'): Cannine Distemper Virus nhược độc, ít nhất .....102.5 TCID50

3. Bệnh viêm gan: do Cannine Adenovirus type 2nhược độc, ít nhất .....102.9 TCID50

4. Bệnh cúm (ho cũi chó): Cannine Parainfluenza Virus nhược độc, ít nhất .....105.0 TCID50

5. Bệnh nghệ (bệnh do xoắn khuẩn): Do leptospira Canicola vô hoạt..............600 NU

6. Bệnh nghệ (bệnh do xoắn khuẩn): Do leptospira Icterohaemorrhagiae vô hoạt, ít nhất ......600NU

7. Bệnh viêm ruột: do coronavirus ít nhất ........1468 EAU/0,05 ml

Đóng gói: Mỗi liều vaccin gồm 2 lọ ( một lọ đông khô và lọ dung dịch).

HDSD: Chỉ sử dụng cho chó khỏe mạnh. Dùng bơm tiêm vô trùng rút dung dịch vaccin (coronavirus) trong lọ lỏng bơm vào lọ đông khô, lắc tan đều tiêm dưới da cổ hoặc da bẹn. Chủng ngừa lần đầu cho chó con 3 mũi vào các tuần tuổi thứ 6,9,12 . Tái chủng mỗi năm 1 lần.

Chống chỉ định: Không sử dụng cho chó mang thai, cho nghi mắc bệnh. Miễn dịch tạo ra tốt nhất khi chủng cho chó khỏe mạnh, hiểu quả miễn dich có thể bị ảnh hưởng khi chó suy dinh dưỡng, nhiễm bệnh ký sinh trùng, stress do vận chuyển.

Tác dụng phụ: Cũng như các vaccin khác, có thể xảy ra phản ứng quá mẫn sau khi tiêm chủng, cần theo dõi cẩn thận sau khi tiêm, giải độc bằng epinephrine và các biện pháp thích hợp.

Bảo quản vacxin:

- Trong quá trình vận chuyển vacxin cần bảo quản vacxin đúng quy định.

- Nhiệt độ: 2-7 độ C.

- Tránh ánh sáng trực tiếp và va đập mạnh .

 

Lịch tiêm vacxin

Nên tiêm vaccine mũi đầu tiên khi thú cưng được 3 tuần tuổi vì đó là lúc lượng kháng thể mẹ truyền thấp, đồng thời vào độ tuổi đó thú cưng thường bắt đầu tập ăn nên dễ nhiễm bệnh hơn cả.

 

1. Lịch vaccine cho cún mới sinh:

Tuổi chủng Vaccine Loại vaccine tiêm
3 tuần tuổi 1 mũi vaccine 5 bệnh

6 tuần tuổi

1 mũi vaccine 5 bệnh hoặc 7 bệnh

9 tuần tuổi

1 mũi vaccine 5 bệnh hoặc 7 bệnh
7-8 tháng 1 mũi vaccine dại
1 năm sau Nhắc lại 1 mũi 5 hoặc 7 bệnh
1 năm sau... Nhắc lại (định kỳ hằng năm)

 

2. Lịch vaccine cho cún mới mua về:

- Nên mua chó từ 2,5 tháng tuổi trở lên, có sổ khám chữa bệnh và đã tiêm vacxin.

- Trường hợp chưa rõ ràng thì tiêm lại theo liệu trình chó sơ sinh.

- Nếu đã tiêm 2 mũi có thể tiêm thêm mũi thứ 3.

- Với chó truởng thành mới mua về cũng nên tiêm phòng.

- Tiêm nhắc lại định kỳ 1 năm 1 lần.

- Khi chó được khoảng 7-8 tháng tuổi thì tiêm phòng dại cho chó và tiêm nhắc lại định kỳ 1 năm 1 lần.

 

Lưu ý khi tiêm vacxin cho thú cưng:

- Bạn nên đưa thú cưng tới phòng khám, bệnh viện thú y để được tư vấn và tiêm phòng đúng cách, có biện pháp xử lý nếu chúng có phản ứng lại với thuốc hay sốt phản vệ.

- Không nên tiêm vaccine cho chó 7-10 ngày trước hoặc sau khi đem về nuôi vì sức đề kháng, khả năng tạo miễn dịch của chó kém khi vận chuyển và thay đổi nơi ở mới.

- Không tiêm khi thú cưng có biểu hiện bệnh lý, khi thú cưng bị sốt... (kiểm tra sức khỏe và nhiệt độ trước khi tiêm phòng).

- Sau khi tiêm xong cần chăm sóc chó tốt hơn, kiêng tắm, kiêng thức ăn có chứa nhiều mỡ, sữa, đồ tanh ít nhất là 1 tuần.

- Một số trường hợp tiêm phòng sai có thể làm thú cưng mắc bệnh.

- Tiêm không đúng cách vacxin sẽ không có tác dụng, gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của thú cưng.

- Tiến hành tẩy giun sau khi tiêm phòng 1 tuần.

 

Tạo chủ đề mới

Cùng chuyên mục


Thành viên tích cực


Thống kê diễn đàn


Chủ đề: 735
Tin nhắn: 7
Thành viên: 396