Quên mật khẩu
Tạo tài khoản
Logo chophuquochanoi.vn
Nội quy diễn đàn
Thảo luận tại “Quy định và hướng dẫn tham gia diễn đàn” bởi mcneil, 22.07.2012
Trạng thái chủ đề: Thảo luận
Trần Đình Linh dinhlinh1176 Role: user
Tham gia ngày: 14.02.2019
Ngày gửi: 08.09.2019 (14:55)
Bài gửi: 4
Xem: 3,780

Bạn thích bài viết này?

Bạn muốn quảng cáo bài viết này lên Top kết quả tìm kiếm Google? Xem chi tiết dịch vụ seo từ khóa (Aliofiot Ads)

Tại sao chó đã tiêm vaccine mà vẫn mắc bệnh?

Tag: bệnh ở chó, tiêm VACCINE

Vaccine là liệu pháp duy nhất hữu hiệu chủ động phòng chống các dịch bệnh nguy hiểm cho chó. Nhưng vaccine có bảo hộ an toàn 100% cho chó tránh nhiễm dịch bệnh hay không ? Xin trình bày dưới đây các yếu tố làm giảm hoặc không có khả năng tạo kháng thể miễn dịch cho chó của loại "vũ khí lợi hại " này.

1. Do chất lượng vaccine:

* Các loại vaccine nhập lậu, xách tay... chưa được qua kiểm định và cấp phép lưu hành của Cục Thú Y Việt nam.

* Không bảo đảm 100% bảo quản trong "dây chuyền lạnh" từ khâu sản xuất, phân phối và thực hành tiêm trên chó. Yêu cầu ngặt nghèo của nhiệt độ bảo quản vaccine từ 2-8'C tránh ánh sáng và tuyệt đối không để đông lạnh.

* Vaccine hết hạn dùng ghi trên nhãn mác.

* Lọ chứa vaccine bị nứt vỡ, hở hoặc đã mở nắp, đã pha mà không xử dụng ngay.

2. Vaccine không đúng chủng loại:

*Vaccine loại nào chỉ có khả năng miễn dịch cho bệnh đó. Nhiều chủ chó lầm tường rằng hàng năm hệ thống thú y Nhà nước và địa phương tiêm phòng đại trà cho chó vaccine Dại là cũng phòng luôn các bệnh khác như: Parvo, Carrê, Ho cũi chó, Viêm gan truyền nhiễm...

* Không phải vaccine phòng càng nhiều loại bệnh càng tốt, mà sự lựa chọn vaccine cần được các bác sỹ thú y tại địa phương nuôi chó quyết định. Ở Vương Quốc Anh, Úc, New Ziland người ta không tiêm vaccine Dại cho chó vì các đất nước này được công nhận " không có bệnh Dại " " Free from Rabies ". Nuôi chó ở các chung cư cao tầng không gần với thú hoang dã, chuột bọ... thì không cần tiêm vaccine Lepto cho chó.

3. Kỹ thuật tiêm không đúng:

* Tiêm không đủ liều: rớt ra ngoài, có người lại tiêm chia 1 liều cho 2 con chó nhỏ khi mà mỗi liều vaccine dùng cho mọi loại chó.

* Tiêm không đúng dưới da, gây chảy máu tạo ổ nhiễm trùng, áp-xe.

* Tiêm vaccine trùng với thời gian điều trị chó bằng kháng sinh sẽ làm mất hiệu lực của vaccine, đặc biệt các loại vaccin chế từ vi khuẩn.

* Không lắc kỹ, hòa tan khi pha trộn dung dịch vaccine.

* Dùng chung bơm kim tiêm hoặc bơm tiêm không vô trùng có dính các loại thuốc khác gây kết tủa hoặc nhiễm khuẩn. Đặc biệt các đợt tiêm phòng Dại đại trà ở các địa phương dùng chung bơm kim tiêm có thể gây các ổ dịch bùng phát do lây bệnh từ con chó mang trùng sang chó khỏe.



* Bơm tiêm có dung tích quá lớn, lượng vaccine khi pha chỉ có 1ml, nếu dungc bơm tiêm 3-5ml sẽ dính lại không đủ lượng thuốc tiêm vào cơ thể chó.

* Dùng các chất sát trùng vị trí tiêm có thể làm giảm tác dụng vaccine, đặc biệt các loại vaccine chế từ vi khuẩn.

* Tiêm vào thời điểm có nhiều stress bất lợi về thời tiết: nóng bức, lạnh giá, lụt lội..

4. Tiêm không đúng quy trình:

* Tiêm quá sớm cho chó dưới 5 tuần tuổi sẽ trung hòa kháng thể tự nhiên do sữa mẹ truyền cho con.

* Chó dưới 6 tháng tuổi không tiêm đủ 2 lần vaccine cách nhau 1 tháng để hoàn thành miễn dịch ban đầu ( Primary vaccination).

* Không tiêm nhắc lại hàng năm hoặc thời gian do nhà sản xuất vaccine khuyến cáo.

5. Do cá thể chó:

Hiện nay tại Việt Nam có nhiều cá thể chó khác nhau như chó Pug, chó lạp xưởng,.. với kích thước, trọng lượng khác nhau và sức đề kháng cũng khác nhau nên không phải giống chó nào cũng giống nhau

* Tiêm vaccine khi chó bị ốm bệnh, ủ bệnh, còi cọc suy nhược cơ thể.

* Chó phối giống, mang thai hoặc đang động dục.

* Chó đang trên đường vận chuyển, chuyển vùng, mệt mỏi.

* Chó mới mua, nhập về không được tiêm vaccine ngay, phải chờ sau 7-10 ngày nếu khỏe mạnh mới được tiêm vaccine.

* Chó mắc các bệnh mạn tính: ký sinh trùng da, rận mò, ghẻ... hoặc nhiễm giun sán nặng.

Cần tảy sạch giun sán trước khi tiêm vaccine truoc 7ngay hoặc 10 ngay

Không phải chó có khả năng miễn dịch ngay sau khi tiêm vaccine nên việc cách ly với nguồn dịch, nơi tập trung đông đúc -tránh tiếp xúc voi chó khác trong lúc mới chích ngừa là rất cần thiết cho tới khi bảo đảm có miễn dịch chắc chắn.

*Đây là nguồn dịch lớn làm chết nhiều chó và không thể dập tắt được các ổ dịch. Mũi chó rất thính có thể đánh hơi nhận biết chất thải, bài tiết, phân... dính vào các vật dụng trên rồi lây dịch. Có chủ chó không hiểu tại sao nuôi chó trên chung cư cao tầng mà chó vẫn chết dịch cả

CHÓ KHỎE + VACCINE ĐÚNG QUY TRÌNH + CHĂM SÓC, DINH DƯỠNG HỢP LÝ + AN TOÀN KIỂM DỊCH THÚ Y + CHỦ CHÓ HIỂU BIẾT KHI NUÔI.

Tạo chủ đề mới

Cùng chuyên mục


Thành viên tích cực


Thống kê diễn đàn


Chủ đề: 735
Tin nhắn: 7
Thành viên: 396