Quên mật khẩu
Tạo tài khoản
Logo chophuquochanoi.vn
Nội quy diễn đàn
Thảo luận tại “Quy định và hướng dẫn tham gia diễn đàn” bởi mcneil, 22.07.2012
Trạng thái chủ đề: Thảo luận
yam ddhiep Role: user
Tham gia ngày: 09.03.2015
Ngày gửi: 03.12.2015 (14:58)
Bài gửi: 99
Xem: 10,235

Bạn thích bài viết này?

Bạn muốn quảng cáo bài viết này lên Top kết quả tìm kiếm Google? Xem chi tiết dịch vụ seo từ khóa (Aliofiot Ads)

Cún ăn nhiều mà vẫn gầy

Rất nhiều chủ nuôi thắc mắc: “Cún nhà tôi nặng bao nhiêu là vừa đủ?” Câu hỏi này rất khó tìm được lời giải đáp chính xác vì mỗi chú chó có kích cỡ và thể trạng khác nhau. Kể cả những con được sinh cùng lứa vẫn có thể có cấu trúc xương rất khác biệt.

 

Khi nào cún được gọi là gầy đến mức cần báo động?

Khi nào bạn cần quan tâm đến việc cún đang giảm cân? Đó là khi cún giảm cân nhanh chóng và gầy đi 10% trọng lượng cơ thể trở lên (không phải do mất nước). Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến cún giảm cân và việc nắm được nguyên nhân chính có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc điều trị sớm cho cún trước khi sự sút cân đó gây nguy hiểm đến cơ thể cún.

 

Cún ăn nhiều mà vẫn gầy

 

Liệu có phải do bệnh gây nên?

Thỉnh thoảng, chó của bạn mắc phải vài triệu chứng bệnh lí khiến chúng bị thiếu cân. Trước khi sắp xếp chế độ ăn cho chó, tốt nhất hãy đến xin lời khuyên của bác sĩ thú y để đảm bảo được chẩn đoán thích hợp.

 

Chẩn đoán?

Khi thấy cún có hiện tượng sút cân, bạn nên đưa chúng đến gặp bác sỹ thú y để cún được điều trị tốt nhất. Vậy làm thế nào để các bác sỹ thú y có thể chẩn đoán được đâu là nguyên nhân làm cún giảm cân trong 1 loạt các nguyên nhân trên?
Khi đó, các bác sĩ thú y sẽ tiến hành một loạt các xét nghiệm chẩn đoán để tìm ra nguyên nhân cho việc giảm cân. Sau khi đánh giá sức khỏe ban đầu, sau đây là một số xét nghiệm mà có thể được đề nghị cho thú cưng của bạn:

• Xét nghiệm phân để tìm ký sinh trùng đường ruột mãn tính.
• Kiểm tra và xét nghiệm máu để xem có nhiễm trùng, viêm, bệnh bạch cầu, thiếu máu, và rối loạn máu khác hay không.
• Xét nghiệm chỉ số sinh hóa để đánh giá thận, gan, chức năng tuyến tụy, tình trạng của các protein trong máu, lượng đường trong máu, và cân bằng điện giải.
• Xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra chức năng thận.
• Chụp x-quang ngực và bụng để quan sát tim, phổi và các cơ quan thuộc vùng bụng.
• Các xét nghiệm để đánh giá tình trạng của tuyến tụy.
• Siêu âm bụng.
• Kiểm tra axit mật để đánh giá chức năng gan.
• Kiểm tra tình trạng rối loạn nội tiết tố (có hay không? Có thì mức độ ra sao?).
• Nội soi và sinh thiết ruột để kiểm tra tình trạng của ruột.
• Phẫu thuật thăm dò (bụng).

 

Điều trị.

Thi thoảng, các bác sỹ thú y sẽ khuyên bạn nên điều trị triệu chứng cho cún, nhất là các triệu chứng nguy cấp. Đây không phải là 1 giải pháp thay thế tốt, tuy nhiên nó cần được tiến hành trước khi tìm ra và điều trị nguyên nhân.

Sau khi đã tiến hành các biện pháp điều trị thích hợp, bạn cần đảm bảo cung cấp 1 khẩu phần ăn cho chó chất lượng, phù hợp. Đồng thời, luôn chuẩn bị sẵn sàng 1 lượng “chất dinh dưỡng nhất định” để tiêm, chuyền tĩnh mạch trong trường hợp cần thiết. Trong khẩu phần ăn phải được bổ sung vitamin và khoáng chất để kích thích sự thèm ăn một cách thường xuyên giúp cún bắt đầu ăn trở lại.

 

Cún ăn nhiều mà vẫn gầy

 

Nuôi dưỡng, chăm sóc.

Một chế độ “theo dõi y tế thích hợp” là rất quan trọng, đặc biệt là nếu cún không cho thấy sự cải thiện nhanh chóng. Ngoài ra, việc theo dõi và giám sát các hoạt động của cún trong giai đoạn này cũng quan trọng không kém.

Nguyên nhân chính làm cún giảm cân sẽ là cơ sở để xác định các chỉ số cần theo dõi trong quá trình chăm sóc cún như cân nặng định kỳ là bao nhiêu? Màu phân có thay đổi như thế nào? Hay việc thu nhận thức ăn khó hay dễ?...

Hãy làm theo các khuyến cáo của bác sĩ thú y trong và sau khi điều trị. Và nếu cún cưng của bạn vẫn không biến chuyển gì, bạn nên liên hệ lại với bác sĩ thú y ngay lập tức.

 

Nguồn: vietdvm.com

Tạo chủ đề mới

Cùng chuyên mục


Thành viên tích cực


Thống kê diễn đàn


Chủ đề: 735
Tin nhắn: 7
Thành viên: 396